Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, trẻ bị đau bụng, buồn nôn lại là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm mà cha mẹ không nên lơ là. Dưới đây là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau bụng ở trẻ em. Hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ lỡ nó!

Nguyên nhân trẻ đau bụng buồn nôn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị đau bụng buồn nôn mà cha mẹ không được phép chủ quan. Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ đau bụng và buồn nôn thường gặp nhất ở trẻ.


Ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn là trường hợp dẫn đến tình trạng trẻ đau bụng buồn nôn mà cha mẹ thường nghĩ đến đầu tiên. Triệu chứng điển hình của đau bụng do ngộ độc thức ăn là buồn nôn, tiêu chảy, đi ngoài ra máu. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn có thể khiến trẻ cảm thấy lạnh, sốt, đổ nhiều mồ hôi.

Đối với trường hợp này, cha mẹ cần bổ sung nhiều nước cho bé. Đồng thời, cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo, súp, để tránh tình trạng mất nước. Tùy thuộc vào diễn biến sức khỏe của trẻ cha mẹ có thể chọn chăm sóc tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ điều trị chướng bụng cho trẻ.

Đau bụng do nhiễm trùng

Nếu nhận thấy trẻ có những cơn đau bụng hoặc tình trạng đầy bụng chỉ xuất hiện vài ngày thì nguyên nhân hay gặp nhất đó là hệ quả của một số bệnh nhiễm trùng đó là viêm phổi, viêm amidan, viêm gan hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Đối với trường hợp này, cha mẹ hãy yên tâm chỉ cần xử lý dứt điểm tình trạng nhiễm trùng do các bệnh lý này gây ra thì cơn đau bụng của trẻ cũng nhanh chóng trôi qua.

Đau bụng giun

Khi trẻ bị đau bụng run mặc dù đau không quằn quại nhưng dai dẳng và thường tái phát trong nhiều ngày, nhiều tuần. Cha mẹ có thể nghĩ ngay đến trẻ bị đau bụng do giun đũa.

Những cơn đau bụng này thường không tập trung tại một vị trí nhất định nhưng sẽ tập trung ở khu vực quanh rốn. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhưng cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý tẩy giun cho bé.

Đau bụng do chế độ ăn uống

Nguyên nhân khiến trẻ đau bụng buồn nôn có thể xuất hiện tự việc ăn uống hàng ngày. Chẳng hạn như trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc hoặc không cân đối với lượng dưỡng chất, thiết chất xơ, thừa tinh bột… Đối với trường hợp này, các cơn đau bụng sẽ kèm theo dấu hiệu đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là trẻ bị táo bón. Một số cách giúp cải thiện tình trạng này ở trẻ là dùng khăn ấm vắt khô rồi đắp lên bụng trẻ, hoặc massage nhẹ nhàng vùng bụng trẻ đang đau.

Bên cạnh đó, để xoa dịu những hiện tượng táo bón ở trẻ, lúc này cha mẹ cần bổ sung chất xơ, cho trẻ uống nước ép lê, mận để cải thiện tình trạng táo bón. Nếu thấy trẻ bị táo bón kéo dài hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Lồng ruột

Tình trạng trẻ đau bụng và nôn có thể trẻ đã bị lồng ruột. Thường sẽ gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là những trẻ bụ bẫm, tỉ lệ mắc bệnh ở bé trai cao hơn bé gái. Hiện tượng lồng ruột được biểu hiện qua các triệu chứng như bị đau bụng theo cơn, trẻ đau kèm khóc thét, cong người, có khi nôn hoặc đi ngoài ra máu.

Thoát vị nghẽn (ruột bị nghẽn)

Triệu chứng điển hình của thoát vị nghẽn thường là những cơn đau bụng kèm nôn trớ, hoặc bí trung và đại tiện. Nếu không được phát hiện sớm hoặc xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hoại tự đoạn ruột bị nghẽn, nguy hiểm đến tính mạng.

Tắc ruột

Những triệu chứng trẻ nôn ra thức ăn, có mật xanh, bụng chướng, khó tiêu… có thể là dấu hiệu của trẻ bị đau bụng cấp. Đồng thời, còn có thể xuất phát từ lý do trẻ bị tắc ruột. Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời điều trị, tránh để lâu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nhé!

Viêm ruột thừa

Khi thấy trẻ có những triệu chứng như trẻ bị đau bụng và nôn, cơn đau liên tục, sốt nhẹ, mẹ có thể nghĩ ngay đến trẻ bị viêm ruột thừa. Đối với trẻ dưới 2 tuổi có thể xuất hiện các triệu chứng như nôn trớ, trẻ quấy khóc, mặt xanh xao. Để chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, xử lý tình trạng viêm ruột thừa chính xác cho trẻ.

Xem ngay:  Quy trình xử lý khí thải: Giải pháp hiệu quả cho môi trường sạch hơn

Đọc thêm:

https://thegiotretho.com/cach-giup-con-hoc-tieng-anh-tai-nha/

g và buồn nôn phải làm sao?

Cho dù trẻ đau bụng nôn do bất cứ nguyên nhân nào đi chăng nữa, thì nguyên tắc trong việc xử lý khi trẻ bị đau bụng đó là cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, giảm đau… để tránh tình trạng khó nhận biết các triệu chứng, khó khăn cho bác sĩ khi chẩn đoán bệnh của trẻ.

Với những trường hợp đau bụng buồn nôn ở trẻ em do đau bụng cấp cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Không nên chậm trễ hay chủ quan, tránh gây những hậu quả không lường. Dưới đây là một số cách xử trí trẻ bị đau bụng và nôn tại nhà các bậc cha mẹ có thể tham khảo.


Cách xử trí khi trẻ bị đau bụng buồn nôn

Dùng tỏi trị đau bụng do đầy hơi

Lấy một củ tỏi, hoặc củ hành sau khi nướng cho vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. Lưu ý không được đặt trực tiếp hành, tỏi lên da của bé, tránh trường hợp gây bỏng da bé. Sau một lúc, bé sẽ xì hơi được và đỡ bị đầy hơi, giảm tình trạng đau bụng. Đối với trẻ lớn hơn, có thể phi thơm 1 lát tỏi vào cho vào cháo để bé ăn, tình trạng đầy hơi sẽ được cải thiện ngay lập tức.

Chườm nóng

Nếu tình trạng trẻ bị đau bụng và nôn, mẹ có thể dùng gói chườm nóng để chườm xung quanh vùng bụng cho bé. Tận dụng hơi nóng và sức nựng của túi chườm sẽ giúp trẻ đẩy khí dư trong bụng, giảm tình trạng đầy hơi.

Massage bụng

Massage bụng cho bé là một cách hiệu quả để giảm tình trạng tích tụ khí dư ở hệ tiêu hóa của trẻ. Hãy nhẹ nhàng dùng các ngón tay của bạn xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của trẻ. Có thể dùng massage để massage dễ dàng hơn khi chạm vào da trẻ không bị rít. Tuy nhiên, tránh massage khi trẻ vừa ăn xong, gây hiện tượng nôn trớ ở trẻ.

Đau bụng buồn nôn ở trẻ khi nào cần đưa đến bác sĩ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng và nôn, không phải lúc nào cũng cần sự hỗ trợ của bác sĩ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan, bởi nhiều khi đau bụng buồn nôn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được can thiệp kịp thời.

Đối với những trường hợp trẻ bị đau bụng buồn nôn cha mẹ không được tự ý cho trẻ uống thuốc giảm đau, bởi điều này sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh, khiến việc chẩn đoán bệnh gặp khó khăn. Chính vì vậy, nếu thấy hiện tượng trẻ bị đau bụng, việc đầu tiên cha mẹ nên làm là bình tĩnh, quan sát và theo dõi sát sao trẻ trước.


Trẻ bị đau bụng buồn nôn khi nào thì nguy hiểm?

Trẻ nôn nhiều

Nôn là một trong những triệu chứng đi kèm dấu hiệu đau bụng. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ nôn liên tục trong vòng 24 giờ, trẻ nôn tất cả mọi thứ sau khi ăn, trẻ nôn mật xanh, mật vàng hoặc có sự xuất hiện của máu đỏ tươi, máu đông.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng luôn song hành với triệu chứng đau bụng ở trẻ. Tình trạng tiêu chảy có thể tồn tại ngay cả khi trẻ đã hết cơn đau bụng. Phần lớn những trường hợp trẻ đau bụng thường tự giới hạn trong khoảng 1 đến 3 ngày. Lúc này trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, khiến trẻ bị mất nước, phân có máu, hôi tanh.

Sốt

Trẻ có thể bị sốt kèm theo đau bụng. Tuy nhiên, có những lúc trẻ sốt là do một số nguyên nhân khác không liên quan đến việc trẻ đau bụng. Nhưng cũng có những lúc trẻ không bị sốt nhưng tình trạng sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề nguy hiểm mà cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời.


Chi tiết tại:

https://thegiotretho.com/khong-nen-lo-la-khi-tre-co-dau-hieu-dau-bung-buon-non/